Những người không nên ngâm chân kẻo chuốc vạ vào thân
Trong Đông y có câu: “Kinh lạc thông suốt – Bách bệnh không sinh”. Ngâm chân chính là một trong những phương pháp giúp đả thông kinh lạc, lưu thông khí huyết đơn giản nhưng đem lại hiệu quả lại cực kỳ to lớn. Ngâm chân kích thích các huyệt vị giúp điều trị các triệu chứng khó chịu như đau đầu, tinh thần mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ, tăng cường sức khoẻ. Ngoài ra, việc ngâm chân hằng ngày bằng muối và thảo dược còn giúp giảm tình trạng đau nhức xương khớp rất tốt và an toàn.
Tuy nhiên với một số người, ngâm chân nước ấm lại có thể gặp nguy hiểm. Dưới đây là những người không nên ngâm chân nước ấm:
1. Người mắc bệnh tiểu đường: Người mắc tiểu đường khi kiểm soát đường máu không tốt, không cảm nhận được nhiệt độ nên dễ bị bỏng, do vậy bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý ngâm chân bằng nước nóng để giảm cảm giác đau, rát, tê bì bởi dễ gây các vết thương làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử.
2. Người mắc bệnh tim mạch: Những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, thường xuyên chóng mặt không nên dùng nước quá nóng để ngâm chân. Bởi nếu ngâm chân ở nhiệt độ cao và kéo dài sẽ rất dễ khiến các mao mạch giãn nở, làm tăng tốc lưu thông máu. Điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và có thể khiến bệnh tình nặng hơn. Với những trường hợp như vậy thì chỉ nên ngâm chân trong thời gian ngắn và nước đủ ấm hoặc có thể massage nhẹ nhàng lòng bạn chân.
3. Người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch: Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch có nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do suy van. Nếu ngâm chân trong nước nóng ở nhiệt độ cao sẽ tăng lưu lượng máu cục bộ, tăng gánh nặng lên tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch giãn nở thêm làm bệnh trầm trọng hơn.
4. Những người bị xơ cứng và tắc nghẽn động mạch: Đối với những người có tình trạng máu lưu thông kém, bị tắc nghẽn, nếu ngâm chân sẽ càng làm tăng nguy cơ tắc nghẽn hơn. Thay vì ngâm chân bạn nên massage nhẹ nhàng lòng bàn chân.
5. Trẻ em và trẻ trong độ tuổi dậy thì: Các em đang trong độ tuổi phát triển, nếu ngâm chân vào nước nóng sẽ làm cho dây chằng ở chân trở nên lỏng lẻo, không có lợi cho việc hình thành và duy trì sự phát triển của chân. Thậm chí nếu nặng hơn nữa sẽ làm cho cột sống biến dạng. Nghiêm trọng nữa thì sẽ gây ảnh hưởng đến não, tim và sự phát triển của bụng.
6. Phụ nữ mang thai: Đối với phụ nữ mang thai thì không nên xông nước nóng hay ngâm chân, chỉ cần dùng nước ấm rửa chân là được. Vì thời gian ngâm chân càng lâu, càng khiến cho máu tập trung xuống chân mà không cung cấp đủ lên não, gây tức ngực, chóng mặt, không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, nước ngâm chân nóng cũng sẽ gây tổn thương đến da, giãn nở tĩnh mạch và khiến cho tình trạng sưng phù của mẹ bầu ngày càng nghiêm trọng hơn.
Mách bạn cách ngâm chân cải thiện sức khoẻ nhanh chóng
Ngoài những đối tượng liệt kê trên thì bạn hoàn toàn có thể ngâm chân hằng ngày như một liệu pháp tăng cường sức khoẻ, giảm đau nhức, mệt mỏi. Ngoài việc ngâm chân đúng cách thì theo Đông y, để nâng cao hiệu quả của việc ngâm chân, người xưa thường ngâm chân cùng với nước nấu các loại thảo dược hoà cùng muối. Phương thức này vẫn được áp dụng cho tới ngày nay.
Các loại thảo dược như bạch đàn, tầm bóp, kim ngân, cúc tần, ngải cứu,… thường được sử dụng nhiều giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giảm đau nhức xương khớp, đau mỏi cơ thể,…Tuy nhiên, quá trình chuẩn bị một chậu nước ngâm chân thảo dược không phải đơn giản, vì vậy để thuận tiện và đơn giản cho việc ngâm chân, Sao Sa đã nghiên cứu và cho ra đời Muối ngâm chân thảo dược Sao Sa – sản phẩm được tinh chế từ Muối khoáng Epsom, muối biển và chiết xuất bạch đàn, tầm bóp, kim ngân, cúc tần, ngải cứu, cafe; đặc biệt được bổ sung cao thảo dược cô đặc giúp tăng cường sức khoẻ, thư giãn cơ thể, giảm tình trạng mất ngủ, khó ngủ. Ngoài ra các loại thảo dược trong muối ngâm chân Sao Sa còn hỗ trợ rất tốt với các chứng đau nhức cơ, xương, khớp, tê bì chân tay; những người nhiều mồ hôi chân, chân có mùi.