Chàm sữa ở trẻ sơ sinh và cách điều trị đơn giản ngay tại nhà
Chàm sữa (lác sữa) là bệnh ngoài da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên có tới 90% cha mẹ không biết con đang bị chàm sữa. Đặc điểm của bệnh là tình trạng viêm da kéo dài, tái lại thường xuyên với mụn nước gây ngứa ngáy, khó chịu và dễ gây nhiễm trùng da. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ có cái nhìn rõ ràng về bệnh chàm sữa.
Biểu hiện
Trẻ bị chàm sữa sẽ ngứa ngáy, quấy khóc, bỏ ăn bỏ bú, khó ngủ…nếu để tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể. Dưới đây là các biểu hiện của bệnh chàm sữa:
› Những ngày đầu, da trẻ bắt đầu khô ráp và sần nhẹ. Các vùng da đỏ dần lên và thường xuất hiện trên mặt, khuỷu tay, cổ tay, và chân… Dù chưa lên nốt nhưng trẻ đã bắt đầu thấy ngứa ngáy, thỉnh thoảng sẽ đưa tay lên muốn gãi.
› Sau đó mụn đỏ, mụn nước bắt đầu xuất hiện, trẻ sẽ thấy ngứa nhiều hơn và đưa tay muốn gãi liên tục (hoặc chà xát vào chăn gối) khiến mụn nước vỡ ra.
› Phần dịch của mụn nước vỡ ra bám trên bề mặt da tổn thương khô lại tạo thành lớp sừng dày, đỏ và rất dễ gây nhiễm trùng. Lúc này cha mẹ cần vệ sinh, sát khuẩn sạch sẽ tránh nhiễm khuẩn cho da bé.
› Sau 3-4 ngày, phần mụn bị vỡ lên da non và bắt đầu bong lớp sừng, da sẽ căng rát, ngứa ngáy; cha mẹ cần giữ cho con không được gãi lên vùng da non này, nếu để rách da có thể gây nhiễm trùng và để lại sẹo sâu trên da.
Nguyên nhân
Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ:
› Yếu tố di truyền: Nếu gia đình có người tiền sử bị dị ứng thời tiết, mề đay, viêm da cơ địa…thì khả năng trẻ bị chàm sữa hay các bệnh ngoài da khác sẽ cao hơn.
› Do sữa mẹ và nguồn thức ăn: Một số thức ăn có thể gây kích ứng cho bé, việc mẹ cho bé ăn hay mẹ ăn tiết ra sữa cũng có thể gây kích ứng da cho bé. Vì vậy, với những thức ăn lạ mẹ nên ăn thử và quan sát biểu hiện của bé
› Do các yếu tố sinh hoạt hằng ngày:
Bệnh chàm sữa rất nhạy cảm với các loại sữa tắm, xà phòng hay nước giặt. Nếu bé đã có tiền sử bị chàm sữa, mẹ nên cân nhắc hạn chế sử dụng các chế phẩm công nghiệp và ưu tiên các sản phẩm thiên nhiên dịu nhẹ, lành tính, không gây kích ứng da bé.
Chảy dãi, nước bọt: Các bé trong giai đoạn mọc răng chảy rất nhiều dãi ra cằm, cổ, ngực, điều này tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, từ đó hình thành nguy cơ nổi chàm sữa.
Điều trị
Chàm sữa là bệnh dễ tái lại và khó điều trị dứt điểm. Vì vậy, khi trẻ mới chớm bị, cha mẹ cần có biện pháp xử lý ngay, tránh để lâu khiến tình trạng bệnh nặng hơn và trở thành mãn tính. Với các bé mới bị ở giai đoạn đầu, cha mẹ có thể điều trị tại nhà cho bé với một số lưu ý sau đây:
› Luôn vệ sinh sạch sẽ cho bé, sát khuẩn vùng da bị chàm sữa tránh làm vi khuẩn phát triển khiến vùng chàm lan rộng ra.
› Ngưng sử dụng sữa tắm, xà bông để tắm gội cho con: Chàm sữa là một thể phổ biến của viêm da tiếp xúc, vì vậy cực kỳ nhạy cảm với các loại hoá chất, đặc biệt là các sản phẩm chứa chất tạo hương, tạo bọt, chất bảo quản,…Đây là điều mẹ phải tránh đầu tiên cho con khi bé bị chàm sữa.
› Giữ phòng ốc, chăn màn luôn được sạch sẽ, hạn chế tối đa bụi vải trong không khí.
› Luôn giữ đủ ẩm cho da bé, không để da quá khô hay quá ẩm, tránh gây kích ứng da.
› Trong thời gian bị chàm nữa nên hạn chế các loại thực phẩm lạ và hải sản tránh làm da bé kích ứng hơn.
› Tuyệt đối không dùng sữa mẹ bôi lên vùng da bị chàm sữa. Trong sữa mẹ có chứa kháng sinh tự nhiên rất tốt cho bé, tuy nhiên ngoài kháng sinh tự nhiên, trong sữa còn chứa chất béo, protein và các chất khoáng – đây là những chất nuôi dưỡng vi khuẩn vô cùng lí tưởng. Nếu mẹ có suy nghĩ dùng sữa bôi cho bé thì dừng lại ngay lập tức nhé!
› Không lạm dụng các loại thuốc bôi da: Các loại thuốc hiện nay thường chứa Corticoid nên rất nhạy với các bệnh ngoài da của trẻ, chỉ 1-2 lần bôi là trẻ đã đỡ hẳn. Tuy nhiên, bệnh chàm sữa là bệnh tái đi tái lại, việc bôi thuốc thường xuyên rất hại da bé, vì Corticoid nếu bôi nhiều có thể gây teo da, mỏng da, mất lớp màng bảo vệ và khiến da bé càng dễ kích ứng hơn.
› Cha mẹ có thể tắm cho bé bằng một số loại lá tắm dân gian lành tính, mát mẻ, kháng viêm diệt khuẩn tốt như tía tô, kim ngân, kinh giới, sài đất,… Đây được xem là một phương pháp chữa chàm sữa ở trẻ an toàn và hiệu quả.
Tuy nhiên việc kiếm được nguồn lá sạch, không thuốc trừ sâu, không chất bảo quả là tương đối khó. Để yên tâm và tiết kiệm thời gian, công sức mẹ có thể tham khảo muối tắm bé Eco Gold được chiết xuất 100% từ thiên nhiên với các thành phần muối hầm, chiết xuất tía tô, kim ngân, sài đất, tầm bóp và tinh dầu tràm sẽ nhanh chóng đẩy lùi tình trạng chàm sữa ở trẻ nhờ kháng sinh thực vật.
Với các bé tình trạng nặng hơn, mụn nước vỡ hay bị nhiễm trùng da, cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và sử dụng thuốc dưới chỉ định của bác sĩ.
Hy vọng với bài viết trên đây sẽ giúp các mẹ dễ dàng nhận biết bệnh chàm sữa ở giai đoạn đầu và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bé.
Sao Sa – Tinh hoa từ thảo dược