Ngâm chân nước nóng có thực sự tốt như mọi người vẫn nghĩ?

Theo y học cổ truyền, bàn chân chứa tới 66 huyệt đạo quan trọng, đây được xem như “trái tim thứ 2” của cơ thể và luôn được ưu tiên chăm sóc bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, liệu pháp Ngâm chân nước nóng thường được mọi người áp dụng để thư giãn, giảm đau mỏi cơ thể sau một ngày dài hoạt động và làm việc.

 

Lợi ích của việc ngâm chân nước nóng

 

1. Giảm căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ

Nước nóng giúp giãn nở các mạch máu ở lòng bàn chân, tăng cương lưu thông máu đi khắp cơ thể đặc biệt là lên não giúp bạn có một giấc ngủ sâu và trọn vẹn hơn, nạp đầy năng lượng cho cơ thể để tiếp tục một ngày mới.

 

2. Phòng bệnh, tăng cường sức khoẻ

Khí huyết lưu thông giúp cơ thể tăng cường vận chuyển máu tới những vùng tổn thương cần chữa lành và thải độc. Đồng thời, ngâm chân bằng nước nóng còn giúp kháng viêm, diệt khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch nhờ nuôi dưỡng các huyệt đạo khoẻ mạnh mỗi ngày.

 

3. Hỗ trợ các bệnh đau nhức xương khớp mãn tính

Ngâm chân trong nước nóng không chỉ có thể thúc đẩy lưu thông máu mà còn giảm căng cơ của bàn chân, giảm đau thắt lưng và đau nhức xương khớp. Việc kết hợp ngâm chân nước nóng với các loại thảo dược Đông Y và massage chân giúp giảm đau nhức xương khớp rất hiệu quả và an toàn. Đây là được coi là phương pháp không để lại tác dụng phụ và không bị phụ thuộc thuốc như những loại thuốc Tây giảm đau thông thường.

 

4. Khử mùi hôi ở chân

Phương pháp ngâm chân bằng nước nóng sẽ là một ý tưởng rất hay đối với những ai đang gặp vấn đề về mùi hôi ở chân. Việc hôi chân cũng có rất nhiều nguyên nhân, có thể do di truyền hoặc do bạn đi giày quá nhiều, hay chỉ đơn giản là bạn không vệ sinh đúng cách đều có thể dẫn đến hôi chân.

 

Hướng dẫn ngâm chân đúng cách

 

» Thời gian ngâm chân nên từ 15 – 30 phút, đây là khoảng thời gian phù hợp để lưu thông khí huyết. Khi ngâm quá lâu, máu sẽ dồn xuống hai chi, nếu kéo dài, có thể gây ra thiếu máu cung cấp cho não.

 

» Nhiệt độ nước ngâm chân không nên cao quá, chỉ nên dao động khoảng 38 – 43 độ C, không vượt quá 45 độ C. Bởi nếu ngâm nước nóng quá sẽ có hại cho tim mạch và não, hơn nữa nếu nóng quá dễ làm bỏng chân và gây nứt nẻ da chân.

 

» Sử dụng nước muối là hình thức thông dụng nhất, hoặc có thể sử dụng các loại thảo dược nấu nước ngâm chân để nâng cao hiệu quả. Hình thức ngâm chân với thảo dược thường được người đau nhức xương khớp, người bị ra mồ hôi chân tay chân sử dụng nhiều.

 

» Nước ngâm nên ngập cổ chân để kích thích hết các huyệt đạo trên bàn chân. Có thể sử dụng chậu chuyên dụng hoặc các loại chậu thông thường nhưng phải đảm bảo chân được thoải mái khi ngâm.

 

Một số lưu ý khi ngâm chân

 

» Những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, thường xuyên chóng mặt không nên dùng nước quá nóng để ngâm chân. Bởi nếu ngâm chân ở nhiệt độ cao và kéo dài sẽ rất dễ khiến các mao mạch giãn nở, làm tăng tốc lưu thông máu. Điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và có thể khiến bệnh tình nặng hơn. Với những trường hợp như vậy thì chỉ nên ngâm chân trong thời gian ngắn và nước đủ ấm hoặc có thể massage nhẹ nhàng lòng bạn chân.

 

» Những người vừa uống rượu bia hoặc bị bong gân, có vết thương hở ở chân cũng không nên áp dụng phương pháp này. Ngâm chân nước nóng khiến nhiệt tích tụ trong cơ thể không thể thoát ra dược, tăng thêm cảm giác say rượu, dẫn đến buồn nôn, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.

 

» Không nên ngâm chân trong những ngày có kinh nguyệt do lúc này cơ thể đang mệt mỏi và bị mất máu. Nên ưu tiên máu đến tử cung để hạn chế và giảm bớt đau bụng kinh

 

» Tuyệt đối không ngâm chân trước và sau khi ăn 1 tiếng hoặc đi ngủ luôn sau khi ngâm chân để tránh ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng và giấc ngủ của bạn.

 

» Sau khi ngâm chân xong không nên ngủ ngay mà cần lau khô và đợi chân cân bằng nhiệt độ với cơ thể.

 

Tin Liên Quan

Những người không nên ngâm chân kẻo chuốc vạ vào thân

  Trong Đông y có câu: “Kinh lạc thông suốt – Bách bệnh không sinh”.…
  Trong Đông y có câu: “Kinh lạc thông suốt – Bách bệnh không sinh”. Ngâm chân chính là một trong những phương pháp giúp…

Ngâm chân nước muối có tác dụng gì? Một số lưu ý quan trọng

Bàn chân là gốc của cơ thể, chứa 66 huyệt đạo quan trọng có liên…
Bàn chân là gốc của cơ thể, chứa 66 huyệt đạo quan trọng có liên quan trực tiếp đến nội tạng và các cơ quan…

Hướng dẫn làm muối ngâm chân thảo dược đơn giản tại nhà

Ngâm chân với các loại thảo dược được xem là một liệu pháp dân gian…
Ngâm chân với các loại thảo dược được xem là một liệu pháp dân gian an toàn, lành tính, dễ dàng thực hiện để mang…
Close menu