Bị rôm sảy thì tắm gì? Danh sách 10 lá tắm trị rôm sảy cực nhạy

Rôm sảy tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé nhưng lại khiến bé luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt. Mỗi lần như vậy mẹ lại khổ sở tìm đủ mọi cách, thậm trí là tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sỹ.

 

Bé bị rôm sảy thì tắm gì? Theo kinh nghiệm dân gian thì tắm cho bé bằng lá tắm thảo dược là một phương pháp lành tính và rất hiệu quả. Bài viết này, sẽ gợi ý cho mẹ danh sách 10 lá tắm dân gian trị rôm sảy nhanh và hiệu quả nhất, mẹ hãy ghi nhớ và lựa chọn loại lá phù hợp nhất với bé.

 

 

Nguyên nhân dẫn đến rôm sảy

Rôm sảy mẹ có thể dễ dàng nhận ra khi trên da bé xuất hiện tình trạng phát ban, các mụn nhỏ, mụn kê xuất hiện thành từng đám chủ yếu tập trung ở vùng đầu, cổ, ngực, lưng và kẽ nách…

 

Nguyên nhân dẫn đến rôm sảy ở trẻ:

 

› Trẻ ra nhiều mồ hôi: Bé nằm nhiều, mẹ có thói quen mặc cho bé quá nhiều quần áo, gây khó khăn cho việc thoát mồ hôi ra ngoài.

 

› Vi khuẩn trên da phát triển mạnh, bụi bẩn và chất nhờn nhiều gây bít tắc lỗ chân lông.

 

› Bé bị nóng trong hoặc hoạt động quá nhiều dẫn đến mồ hôi không thoát kịp.

 

Mẹ cần tìm hiểu chi tiết tại: Rôm sảy là gì? Triệu chứng và cách phòng ngừa hiệu quả 

 

Danh sách 10 loại lá tắm trị rôm sảy cực nhạy

Da bé rất mỏng và nhạy cảm, vì vậy lựa chọn lá tắm trị rôm sảy cho bé phải rất cẩn thận, mẹ nên lựa chọn lá tắm theo 3 tiêu chí sau:

 

› Lá có tính mát, giúp da bé được thanh mát vì rôm sảy chỉ yếu do nóng bức gây ra.

 

› Lá có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa.

 

› Có nguồn gốc an toàn, tuyệt đối không chứa chất bảo quản, thuốc trừ sâu.

 

Dưới đây là bảng tổng hợp 10 loại lá tắm trị rôm sảy cực nhạy, mẹ nên lưu lại để tham khảo.

 

1. Kim Ngân

Lá và hoa kim ngân chứa nhiều flavonoid có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, làm sạch sâu, giảm ngứa nên trị rôm sảy rất hiệu quả.

 

 

› Chuẩn bị: Thái nhỏ 2 nắm lá và hoa kim ngân (khoảng 300g) rồi đun với 2 lít nước sôi trong khoảng 10 phút. Sau đó chắt bỏ bã và pha với 3 lít nước sạch để tắm cho bé. Lưu ý nhiệt độ nước tắm cho bé phải đảm bảo đủ ấm.

 

› Tắm cho bé: Dùng nước kim ngân để tắm và gội đầu cho bé, đặc biệt chú ý những vùng lưng, cổ, mông, trán, nách. Lau khô và không cần tắm tráng lại bằng nước.

 

2. Tầm Bóp

Trị rôm sảy bằng cây tầm bóp đã được các bà, các mẹ sử dụng từ ngày xưa do tầm bóp có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát da rất tốt. Vì vậy khi dùng nước tầm bóp để tắm cho bé sẽ nhanh chóng giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do rôm sảy gây nên.

 

 

› Chuẩn bị: Mẹ dùng 3 nắm lá, thân, quả tầm bóp (khoảng 500g) rồi đun với 2 lít nước sôi trong khoảng 10 phút. Sau đó chắt bỏ bã và pha với 3 lít nước sạch để tắm cho bé. 

 

› Tắm cho bé: Dùng nước tầm bóp đã đun sôi để tắm cho bé, đặc biệt chú ý những vùng lưng, cổ, mông, trán, nách. Lau khô và không cần tắm tráng lại bằng nước. Thực hiện 1 lần/ 1 ngày. 

 

3. Sài Đất

Sài đất là cây có tính mát, vị đắng và hơi cay. Sài đất chứa rất nhiều Saponin giúp làm sạch sâu, se khít lỗ chân lông, cân bằng độ ẩm tự nhiên của da, giúp da bé luôn khỏe mạnh, mịn màng. Bé bị rôm sảy dùng nước lá sài đất để tắm sẽ nhanh chóng giảm ngay triệu chứng ngứa, đồng thời giúp da không bị khô.

 

 

› Chuẩn bị: Dùng 300g lá sài đất tươi, rửa sạch, sau đó giã nát vắt lấy nước rồi pha cùng 5 lít nước ấm để tắm cho bé.

 

› Tắm cho bé: Tắm rửa và massage nhẹ nhàng những vùng bị rôm sảy. Dùng khăn mềm lau khô người cho bé và không tắm lại bằng nước thường. Nên thực hiện 1 lần /1 ngày.

 

4. Tía Tô

Lá tía tô có tác dụng diệt khuẩn rất tốt; ngoài ra còn có tác dụng giải nhiệt, mát da. Tắm cho bé bằng lá tía tô sẽ nhanh chóng làm dịu rôm sảy, giảm ngứa ngáy. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, với tình trạng da bị lở loét, trầy xước hoặc mưng mủ thì tắm lá tía tô rất dễ gây nhiễm khuẩn.

 

 

› Chuẩn bị: Dùng 300g lá tía tô tươi, rửa sạch, sau đó giã nát vắt lấy nước cốt rồi pha cùng 5 lít nước ấm để tắm cho bé.

 

› Tắm cho bé: Tắm rửa cho bé bằng nước lá tía tô mẹ nên lưu ý những phần như lưng, cổ, nách. Dùng khăn mềm lau khô người cho bé và không tắm lại bằng nước thường. Nên thực hiện 1 lần /1 ngày.

 

5. Tràm Gió

Tràm Gió là một loại thuốc nam được biết đến với tác dụng xông hơi giải cảm, trị ho. Ngoài ra với khả năng sát trùng, chống nấm và vi khuẩn thì Tràm Gió còn có tác dụng trị rôm sảy rất hiệu quả. Bé tắm thường xuyên với lá Tràm Gió giúp tăng cường khả năng tự bảo vệ của da, giúp bé tránh khỏi nguy cơ mắc các chứng rôm sảy, mẩn ngứa.

 

 

› Chuẩn bị: Mẹ dùng 3 nắm lá và hoa cây Tràm Gió (khoảng 300g) rồi đun với 2 lít nước sôi trong khoảng 10 phút. Sau đó chắt bỏ bã và pha với 3 lít nước sạch để tắm cho bé. Mẹ có thể cho thêm 1 ít muối hạt để tăng khả năng kháng khuẩn.

 

› Tắm cho bé: Dùng nước Tràm Gió đã đun sôi để tắm cho bé, đặc biệt chú ý những vùng lưng, cổ, mông, trán, nách. Lau khô và không cần tắm tráng lại bằng nước. Thực hiện 1 lần/1 ngày. 

 

6. Lá Khế

Trong Đông y, lá khế có tính thanh nhiệt, giải độc. Vì vậy, khi con bị rôm sảy mẹ hãy tắm lá khế cho bé giúp làm mát da, cải thiện ngay tình trạng viêm ngứa, rôm sảy cho con. Mẹ lưu ý lá khế chua có tác dụng trột hơn hẳn so với lá khế ngọt; ngoài ra lá khế còn giúp trị chứng mề đay cũng rất hiệu quả.

 

 

› Chuẩn bị: Dùng 300g lá khế tươi, rửa sạch, sau đó giã nát vắt lấy nước rồi pha cùng 5 lít nước ấm để tắm cho bé.

 

› Tắm cho bé: Tắm rửa và massage nhẹ nhàng những vùng bị rôm sảy. Dùng khăn mềm lau khô người cho bé và không tắm lại bằng nước thường. Nên thực hiện 1 lần /1 ngày.

 

7. Trầu Không

Lá trầu không chứa nhiều vitamin C, ribiflavin và nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa ngáy và tăng cường sức đề kháng cho da. Do đó, khi bé bị rôm sảy mẹ nấu nước lá trầu không tắm hằng ngày cho bé sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng rôm sảy, ngoài ra còn giúp da không bị khô.

 

 

› Chuẩn bị: Dùng 10 lá trầu không, rửa sạch và đun sôi với 2 lít nước ấm trong khoảng 10 phút. Sau đó, chắt lấy nước và pha với 3 lít nước sạch để tắm cho bé.

 

› Tắm cho bé: Tắm rửa và gội đầu cho bé, đặc biệt chú ý những vùng bị rôm sảy. Dùng khăn mềm lau khô người cho bé và không tắm lại bằng nước thường. Nên thực hiện 1 lần /1 ngày.

 

8. Trà Xanh

Lá trà xanh có vị chát ngọt, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn. Chất EGGG có trong trà xanh có tác dụng tiêu viêm, thúc đẩy quá trình tái sinh cấu trúc da. Tắm cho bé với lá trà xanh sẽ nhanh chóng trị dứt điểm rôm sảy, mụn nhọt.

 

 

› Chuẩn bị: Mẹ dùng 2 nắm lá trà xanh (khoảng 500g) rồi đun với 2 lít nước sôi trong khoảng 10 phút. Sau đó chắt bỏ bã và pha với 3 lít nước sạch để tắm cho bé. 

 

› Tắm cho bé: Dùng nước trà xanh đun sôi để tắm cho bé, đặc biệt chú ý những vùng lưng, cổ, mông, trán, nách. Lau khô và không cần tắm tráng lại bằng nước. Thực hiện 1 lần/1 ngày. 

 

9. Dâu Tằm

Dầu tằm có tác dụng làm sạch da, thanh nhiệt, thông thoáng lỗ chân lông, thúc đẩy quá trình tái tạo da mới nên rất hiệu quả để trị chứng rôm sảy ở trẻ nhỏ và tuyệt đối không gây kích ứng da.

 

 

› Chuẩn bị: Mẹ dùng 2 nắm lá trà xanh (khoảng 200g) rửa sạch và cho lá vào 1 túi vải và đun sôi với khoảng 2 lít nước. Sau đó pha với nước sạch để tắm cho bé.

 

› Tắm cho bé: Dùng nước lá dâu tằm đun sôi để tắm cho bé, đặc biệt chú ý những vùng bị rôm sảy như lưng, cổ, mông, trán, nách. Sau đó mẹ nên tắm tráng lại cho bé bằng nước ấm vì cặn từ lá dâu tằm có thể dính trên da và tóc của bé. Lau khô và không cần tắm tráng lại bằng nước. Thực hiện 1 lần/1 ngày. 

 

10. Mướp Đắng (Khổ qua)

Mướp đắng (khổ qua) có tác dụng đặc biệt trong chữa mụn nhọt. Trong mướp đắng chứa nhiều kháng sinh thực vật giúp làm sạch da và chống lại virut đồng thời kiểm soát các bệnh ngoài da rất hiệu quả. Nếu mẹ dễ dàng tìm được khổ qua rừng thì nên sử dụng khổ qua rừng vì khổ qua rừng có tác dụng nhanh hơn.

 

 

› Chuẩn bị: Dùng 2-3 quả mướp đắng (khoảng 300g), rửa sạch, sau đó giã nát vắt lấy nước rồi pha cùng 5 lít nước ấm để tắm cho bé.

 

› Tắm cho bé: Tắm rửa cho bé bằng nước mướp đắng mẹ nên lưu ý những phần như lưng, cổ, nách. Dùng khăn mềm lau khô người cho bé và không tắm lại bằng nước thường. Nên thực hiện 1 lần / 1 ngày.

 

Một số lưu ý quan trọng khi tắm cho bé bằng lá tắm dân gian.

› Tuyệt đối không dùng lá tắm cho bé trong trường hợp rôm sảy có mủ, lở loét, sưng đau.

 

› Khi sơ chế phải rửa lá thật sạch, ngâm nước muối loãng để loại sạch bụi bẩn, vi khuẩn và tế bào nấm.

 

› Khi tắm cho bé mẹ cần nhẹ nhàng, đặc biệt những vùng da bị rôm sảy, tránh làm vỡ mụn nước hoặc xước da bé.

 

Ngoài ra, mẹ hãy áp dụng một số biện pháp vừa có tác dụng hỗ trợ trị rôm sảy, vừa phòng ngừa rôm sảy cho bé:

 

› Cho bé mặc quần áo thoáng mát, không bó sát.

 

› Nên cho bé ở phòng thoáng mát, sạch sẽ, nên sử dụng điều hòa cho bé.

 

› Cho bé ăn nhiều đồ mát, uống nhiều nước.

 

› Không để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

 

› Nếu bé ra quá nhiều mồ hôi cần lau khô cho bé.

 

Dùng nước lá tắm là một phương pháp trị rôm sảy an toàn, lành tính và tương đối hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp này có một số nhược điểm:

 

› Rất khó để tìm được lá sạch, không có thuốc trừ sâu.

 

› Hàm lượng dược tính thấp nên có tác dụng như tác dụng chậm.

 

› Tốn công sức và thời gian và để lại cặn lá trên da và tóc.

 

Hy vọng với 10 loại lá tắm trên đây sẽ giúp cho các mẹ lựa chọn được lá tắm phù hợp nhất cho bé. Nếu mẹ khó khăn trong quá trình tìm kiếm hoặc mẹ không có nhiều thời gian thì hãy tìm hiểu muối tắm bé Eco Gold được chiết xuất hoàn toàn từ thảo mộc tắm bé có công dụng trị rôm sảy, chàm sữa, mụn kê rất hiệu quả.

Sao Sa – Tinh hoa từ thảo dược

Tin Liên Quan

Cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh tuyệt đối không dùng chất tẩy rửa 

Cách giúp trẻ có làn da khỏe mạnh,sáng mịn, không bị hăm, mẩn ngứa

Làn da của trẻ sơ sinh rất quan trọng và cần được chăm sóc đúng…
Làn da của trẻ sơ sinh rất quan trọng và cần được chăm sóc đúng cách Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng và…

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng da liễu khá phổ biến, theo…
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng da liễu khá phổ biến, theo thống kê có đến 38% trẻ sơ sinh bị mụn…

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh và cách điều trị đơn giản ngay tại nhà

Chàm sữa (lác sữa) là bệnh ngoài da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh…
Chàm sữa (lác sữa) là bệnh ngoài da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên có tới 90% cha mẹ…

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt thì mẹ phải làm gì?

Rôm sảy là bệnh ngoài da vô cùng phổ biến ở trẻ sơ sinh và…
Rôm sảy là bệnh ngoài da vô cùng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nốt rôm có thể xuất hiện ở bất…
Close menu