Rôm sảy là gì? Triệu chứng và cách phòng ngừa hiệu quả nhất
Rôm sảy là gì?
Rôm sảy là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ vào thời tiết mùa hè. Tuy nhiên “rôm sảy là gì, triệu chứng và cách phòng ngừa sao cho hiệu quả” vẫn luôn là câu hỏi được nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm.
Rôm sảy là tình trạng bít tắc ống tuyến mồ hôi gây ra sự ứ đọng mồ hôi dưới da, khiến da bị viêm và xuất hiện các mụn nhỏ có màu hồng.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do ống tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện, khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể còn kém, kết hợp với thời tiết mùa hè nắng nóng khiến lượng mồ hôi bài tiết qua da nhiều nhưng không thoát được ra được, từ đó gây bí tắc tuyến mồ hôi. Đó là lý do tại sao trẻ hay bị rôm sảy vào mùa hè.
Khi bị rôm sảy trẻ có thói quen gãi ngứa, gãi nhiều sẽ làm cho bề mặt da bị tổn thương, nhiễm khuẩn, hình thành mụn mủ, mụn bọc.
Các dạng rôm sảy ở trẻ nhỏ
Có 4 loại rôm sảy thường gặp ở trẻ nhỏ tương đương với 4 mức độ tổn thương của da.
› Rôm sảy dạng tinh thể: Nhìn như những hạt pha lê nằm trên bề mặt da, thường xảy ra ở trẻ nhỏ do chậm phát triển các tuyến mồ hôi. Đây là loại rôm sảy nhẹ nhất, không có biểu hiện viêm, ngứa hay đau, thường sẽ biến mất sau vài ngày. Rôm sảy dạng tinh thể thường xảy ra khi trẻ sốt cao, sau đó để lại các mảng da bị bong tróc khi đã khỏi hẳn.
› Rôm sảy đỏ: Đây là loại xảy ra ở sâu trong da, mẹ có thể dễ dàng nhận ra nhất bởi trên da bé xuất hiện các nốt sần li ti màu đỏ. Rôm sảy đỏ có thể xuất hiện mọi nơi trên cơ thể và tập trung nhiều vào những vùng cơ thể cọ sát với quần áo như nách, cổ, bẹn… Khi bị trẻ luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và gãi liên tục, điều này khiến các vùng da bị tổn thương càng trở lên nghiêm trọng hơn.
› Rôm sảy sâu: Loại này gây tổn thương ở vùng trung bì của da và hiếm gặp. Rôm sâu thường xảy ra khi trẻ bị rôm sảy đỏ kéo dài mà không khỏi. Rôm sảy sâu ít ngứa nhưng có nguy cơ khiến trẻ sốt cao và kiệt sức.
› Rôm sảy mủ: Đó là khi các nốt sảy trên da của bé xuất hiện mủ và vùng da xung quanh bị sưng tấy.
Triệu chứng rôm sảy
› Trẻ xuất hiện các mụn nước mọc thành từng đám trên nền da mẩn đỏ.
› Trẻ ngứa ngáy, quấy khóc nhiều, bứt rứt và khó chịu.
› Trẻ gãi nhiều gây trầy xước da, nhiễm khuẩn xuất hiện mủ và sưng đau.
› Thường gặp ở các vị trí trán, cổ, vai, ngực, lưng, có thể xuất hiện ở kẽ nách, bẹn, khuỷu tay.
Phòng và chăm sóc cho trẻ khi bị rôm sảy
Đa phần rôm sảy sẽ tự khỏi mà không cần phải sử dụng thuốc đặc biệt. Tuy nhiên một số trẻ bị rôm sảy nặng kéo dài vài tuần, chủ yếu xảy ra khi trẻ gãi nhiều, gây bội nhiễm. Dưới đây là một số cách không những giúp mẹ chăm sóc trẻ khi bị rôm sảy mà còn phòng tránh rôm sảy cực hiệu quả:
› Mặc cho bé những bộ quần áo bằng vải mềm, nhẹ, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt vào mùa hè. Tránh mặc quá nhiều, quá chật.
› Khi thời tiết nắng nóng, cần tránh cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng, có thể dùng quạt hoặc điều hòa nhiệt độ để hạ nhiệt độ phòng. Không để trẻ đổ quá nhiều mồ hôi.
› Tắm cho bé bằng các loại nước lá mát, không dùng các loại xà phòng để tắm cho trẻ sẽ khiến da càng trở lên khô hơn.
› Cần giữ cho da bé luôn được khô ráo, sạch sẽ. Không nên thoa nhiều kem hoặc các loại phấn lên trên da sẽ bít lại các lỗ chân lông, dễ khiến trẻ bị nổi rôm sảy nhiều hơn.
› Giữ cho cơ thể bé luôn được mát mẻ bằng cách tắm cho bé bằng muối tắm bé Eco Gold. Sử dụng Muối tắm thảo dược Eco Gold không chỉ làm mát da mà còn giúp da sạch sẽ, giảm thiểu vi khuẩn gây hại trên da. Khi bé bị rôm sảy mẹ hãy pha 10gram Eco Gold với khoảng 3 lít nước ấm và dùng khăn lau lên những vùng da bị hư tổn. Sau đó, tắm cho bé như bình thường.
› Trường hợp nếu thấy bé quá ngứa ngáy có thể thoa thuốc mỡ lên những vùng da đang bị rôm sảy, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.
Bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ hoàn toàn có thể phòng tránh được, vì vậy mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp để tránh cho bé bị rôm sảy vào thời tiết mùa hè. Với những điều đã chia sẻ, hy vọng giúp mẹ hiểu hơn về rôm sảy và có những giải pháp phòng ngừa hiệu quả để bé luôn có làn da khỏe mạnh, sáng mịn, căng bóng.
Sao Sa – Tinh Hoa Từ Thảo Dược