Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng da liễu khá phổ biến, theo thống kê có đến 38% trẻ sơ sinh bị mụn sữa. Mụn sữa là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh thường tự khỏi sau khoảng 1 tuần, tuy nhiên nếu mẹ không chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Nguyên nhân và những việc mẹ cần làm để điều trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn cho như thế nào thì mẹ hãy cùng tham khảo bài viết này nhé.
Nguyên nhân gây ra mụn sữa ở trẻ sơ sinh?
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh thường không có nhân mụn hở hoặc đầu đen, mụn thường rất nhỏ, có màu trắng hoặc đỏ. Mụn sữa ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở má, trán, cằm hoặc trên da đầu…Mẹ sẽ thấy mụn sữa nổi rõ hơn khi bé quấy khóc, da bị dính sữa, nước bọt hay tiếp xúc với quần áo vải thô ráp.
Nguyên nhân nổi mụn sữa ở trẻ sơ sinh đến nay chưa được xác định chính xác, tuy nhiên một số nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ nổi mụn sữa ở trẻ sơ sinh như sau:
› Tác dụng của một số loại thuốc mẹ sử dụng trong giai đoạn thai kỳ hoặc một số loại thuốc bé phải sử dụng khi điều trị bệnh.
› Một số bé không bú mẹ mà sử dụng sữa bột thay thế, tuy nhiên việc lựa chọn một số loại sữa có công thức dinh dưỡng chứa nhiều đạm albumin không phù hợp với bé cũng làm tăng nguy cơ nổi mụn sữa.
› Một số bé sơ sinh bú sữa mẹ nhưng mẹ thường xuyên ăn các đồ cay nóng kết hợp với hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện sẽ kích thích mụn sữa phát triển.
› Sự tăng trưởng tuyến bã quá mức cũng gây nên tình trạng nổi mụn sữa ở trẻ sơ sinh.
Những việc mẹ cần làm khi bé bị mụn sữa?
› Giữ vệ sinh khuôn mặt của bé hằng ngày, mẹ nên tham khảo các sản phẩm nước tắm, muối tắm có nguồn gốc thiên nhiên, chứa kháng sinh thực vật vì làn da bé rất mỏng và nhạy cảm, tuyệt đối không nên sử dụng xà phòng có hương tổng hợp và chất tạo bọt.
› Giữ cho da bé luôn được khô thoáng, đặc biệt với những bé cơ địa mồ hôi nhiều. Mẹ nên dùng khăn mềm để lau khô mồ hôi cho bé thường xuyên.
› Nên lựa chọn những bộ quần áo có chất vải khô thoáng, thấm hút mồ hôi tốt và không gây kích ứng da để mặc cho bé khi bị mụn sữa. Ngoài ra mẹ cũng không nên mặc cho bé quá nhiều quần áo hoặc quấn quá kín.
› Đối với những mẹ đang cho con bú thì cần hạn chế sử dụng những thực phẩm cay, nóng, hãy đảm bảo chắc chắn nguồn sữa mẹ chất lượng và không gây kích ứng.
› Tuyệt đối không sử dụng các loại kem trị mụn, kem dưỡng da khi bé bị mụn sữa nếu không có sử chỉ định của bác sỹ.
› Cần đưa bé đi thăm khám nếu mụn sữa chuyển thành mụn đầu đen, mụn mủ, viêm, nhất là khi mụn sữa khiến bé khó chịu, quấy khóc nhiều.
Điều trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian
Khi bé bị nổi mụn sữa mẹ cũng đừng quá lo lắng, hãy áp dụng ngay phương pháp tắm cho bé bằng những loại lá tắm quen thuộc sau đây vừa an toàn lành tính vừa rất hiệu quả mẹ nhé:
1. Hạt mùi (hạt kê)
› Hạt mùi hay còn gọi là hạt kê chứa nhiều linalol là một chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng ức chế hoạt động của nấm và vi khuẩn. Do đó sử dụng hạt mùi để nấu nước tắm cho bé có tác dụng làm sạch da, nhanh chóng cải thiện ngay tình trạng mụn sữa ở trẻ nhỏ.
› Mỗi lần mẹ sử dụng khoảng 70gram hạt mùi già, rửa sạch và nấu với khoảng 3 lít nước trong 10 phút, lọc bỏ hạt và đợi nước nguội đến khoảng 38-40 độ C thì tắm cho bé.
› Mẹ nên tắm cho bé hằng ngày, kiên trì tắm cho bé trong khoảng 1-2 tuần sẽ cải thiện rõ rệt tình trạng mụn sữa của bé.
2. Lá sài đất
› Sài đất có tính mát, vị đắng và hơi cay. Sài đất chứa rất nhiều Saponin giúp làm sạch sâu, kháng sinh thực vật có tác dụng kháng viêm, dưỡng ẩm, vì vậy tắm cho bé với lá sài đất sẽ nhanh chóng loại bỏ mụn sữa ở trẻ sơ sinh, ngoài ra tắm cho bé bằng là sài đất còn có tác dụng trị rôm sảy, mụn nhọt rất hiệu quả. (Tham khảo danh sách 10 loại lá trị rôm sảy cực nhạy)
› Mẹ sử dụng 300gram lá sài đất tươi, rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước hoặc đem nấu với khoảng 3 lít nước, sau đó đợi nước nguội đến khoảng 38-40 độ C thì tắm cho bé.
3. Lá giềng
› Lá giềng có tác dụng kháng viêm, giải nhiệt từ bên trong do đó tắm cho bé với nước lá giềng sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng mụn sữa. Do khả năng sát khuẩn mạnh nên một số bé có thể xảy ra tình trạng dị ứng với nước lá giềng, mẹ nên thử ở một vùng da nhỏ trước khi quyết định tắm cho bé bằng loại lá này.
› Mẹ nên lựa chọn khoảng 5 lá không quá già hoặc quá non, rửa thật sạch, vò kỹ để loại bỏ lớp lông ráp trên bề mặt. Sau đó đem nấu với khoảng 3 lít nước ấm cho đến khi lá chuyển màu, đợi nước nguội thì loại bỏ lá và sử dụng tắm cho bé.
› Mẹ nên tắm cho bé khoảng 3 lần/1 tuần sẽ thấy tình trạng mụn sữa cải thiện rõ rệt.
4. Sử dụng muối tắm bé Eco Gold
› Bên cạnh sử dụng các loại lá tắm trên thì mẹ có thể tham khảo sản phẩm muối tắm bé Eco Gold để tắm cho bé. Đây là một sản phẩm phù hợp với làn da trẻ sơ sinh được sản xuất từ muối khoáng Epsom và tinh chất từ 15 loại lá tắm truyền thống. Sản phẩm tuyệt đối không sử dụng chất tạo bọt, hương liệu tổng hợp, không chứa paraben nên mẹ cứ an tâm mà tắm cho con.
› Chỉ cần pha với nước ấm là tắm được ngay cho bé, mụn sữa nhanh chóng được loại bỏ hoàn toàn; đồng thời Eco Gold còn giúp bé tránh xa các bệnh ngoài ra như rôm sảy, mụn nhọt, chàm sữa. Mẹ muốn tìm hiểu chi tiết thì click vào ĐÂY
Bài viết trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề mụn sữa ở trẻ sơ sinh, hy vọng đã giúp mẹ có cái nhìn toàn diện về tình trạng mụn sữa và lựa chọn cho bé phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Sao Sa – Tinh hoa từ thảo dược