Tinh Dầu Sả Chanh
Tinh dầu Sả chanh Sinh Dược giúp khử mùi, xua đuổi côn trùng, xông phòng, xông hơi mang lại hương thơm tự nhiên cho không gian sống, có tác dụng thư giãn cơ thể, tạo cảm giác sảng khoái.
Giá bán lẻ: 30,000₫
Giao hàng miễn phí với đơn hàng từ 300.000đ trở lên
Sả Chanh (Cymbopogon flexuosus) thuộc cây thân thảo, họ Lúa Poaceae sống lâu năm, mọc thành bụi, có chiều cao 80 cm đến trên 1m. Lá hẹp dài giống lá lúa, hai mặt lá ráp nhám, khi bóc vỏ ra có mùi thơm của chanh. Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Cây Sả Chanh được trồng bằng cách tách tép sả từ những cây mẹ có độ tuổi từ 1-2 năm. Thời gian trồng Sả cho thu hoạch khoảng 06 tháng. Hàm lượng tinh dầu trong lá Sả khoảng 0.25 – 0.30%. Cây Sả Chanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và được dùng làm cây gia vị quý, phổ biến. Hiện nay Sả còn được dùng làm dược phẩm và mỹ phẩm. Ở Việt Nam Sả Chanh được trồng khắp cả nước, một số vùng đồi núi đã được quy hoạch trồng cây sả để làm nguyên liệu chưng cất tinh dầu.
Tinh dầu sả chanh chứa 80% – 85% citral và các hoạt chất khác.
Thành phần cấu tạo của tinh dầu sả chanh
Thành phần hóa học của tinh dầu sả chanh thay đổi tùy theo nguồn gốc địa lý, điều kiện chăm sóc, kỹ thuật chiết xuất.
Thành phần chính là Citral α, Citral β, Nerol, Geraniol, Citronellal, Terpinolene, Geranyl acetate, Myrcene, Borneol, Linalyl acetate, α Pinene, β Pinene, Limonene, Linalool, β-caryophyllene.
Ngoài ra, trong sả chanh còn có các flavonoid và các hợp chất phenolic bao gồm:
Flavonoid: luteolin và 6-C và 7-O – glycoside của nó, isoorientin 2′-O-rhamnoside, quercetin, kaempferol và apiginin.
Các hợp chất phenolic: elimicin, catecol, axit chlorogenic, axit caffeic và hydroquinone cũng phân lập được.
Thông tin sản phẩm tinh dầu Sả chanh Sao Sa
Tên tiếng Anh: Lemongrass Essential Oil.
Tên khoa học: Cymbopogon flexuosus, có lúc là Cymbopogon Citratus
Phương pháp chiết xuất: Chưng cất lôi cuốn hơi nước.
Phần thực vật chiết xuất: Lá.
Mùi hương: Tươi mát, đặc trưng của sả chanh.
Màu sắc: Vàng nhạt đến vàng đậm(Phụ thuộc thời tiết, nhiệt độ hoặc mùa vụ)
Công dụng tinh dầu sả chanh
Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu dược lý của sả chanh thực hiện dựa trên các thành phần hoạt chất, nhưng vẫn còn phải nghiên cứu thêm về tác dụng lâm sàng.
Sả chanh trong Y học bổ sung và thay thế (CAM) được dùng như một chất chống co thắt trong tiêu hóa, hạ huyết áp, chống co giật, giảm đau, chống nôn, giảm ho, sát trùng, điều trị các rối loạn thần kinh và sốt.
Tinh dầu sả chanh giúp kháng khuẩn
Tác dụng kháng khuẩn của tinh dầu sả chanh được nghiên cứu trên đĩa thạch Bacillus subtilis, Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Salmonella paratyphi và Shigella flexneri, Mycobacterium smegaris.
Điều này cho thấy khả năng kháng khuẩn của tinh dầu lemongrass có phổ khá rộng. Trong đó, thành phần α-citral (geranial) và β-citral (neral) là hoạt chất chính có tác dụng kháng khuẩn trên các vi sinh vật kể trên.
Kháng nấm
Tinh dầu sả chanh có hoạt tính chống lại các loại nấm da như Trichophyton mentagrophytes, T. rubrum, Epidermophyton floccosum và Microsporum gypseum, và là một trong những tác nhân tích cực nhất chống lại nấm da ở người. Các nghiên cứu khác tổng hợp rằng sả chanh có thể chống lại 32 loại nấm ngoài da.
Một số tác giả cho rằng tác dụng ức chế mạnh mẽ của sả chanh đối với các loài Candida là kết quả của sự hiệp đồng giữa các monoterpen và các hợp chất quan trọng khác có trong sả chanh, như cymene, terpinene và linalool.
Kết quả giảm 80% vi sinh vật trong không khí khi phát tán tinh dầu liên tục trong 20 giờ bằng máy xông tinh dầu, có thể sử dụng làm chất khử ô nhiễm không khí trong bệnh viện.
Tinh dầu sả chanh cũng có hiệu quả như một loại thuốc diệt cỏ và diệt côn trùng vì những tác dụng kháng khuẩn tự nhiên này.
Tinh dầu sả chanh giúp kháng viêm
Cơ chế chính xác của tác dụng chống viêm của tinh dầu sả chanh vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, người ta cho rằng aldehyde monoterpenes (gồm geranial và neral) góp phần ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm.
Tác dụng chống viêm của tinh dầu lemongrass dùng đường uống trên mô hình thí nghiệm phù chân chuột. Tinh dầu lemongrass cho thấy hoạt động chống viêm đáng kể. Sau 90 phút sau khi uống tinh dầu sả chanh, mức độ giảm phù tương đương với thuốc diclofenac. Sau 240 phút, tinh dầu sả chanh thể hiện giảm phù mạnh hơn so với thuốc diclofenac.
Citral, geranial, neral và carvone trong tinh dầu lemongrass được chứng minh có khả năng ức chế sản xuất các hóa chất trung gian gây viêm, giảm tập trung của bạch cầu trung tính do các tín hiệu viêm.
Việc sử dụng tinh dầu chanh sả giúp chống viêm tại chỗ, giảm tập trung bạch cầu trung tính trên cơ thể người.
Giảm đau
Dựa vào đặc tính giảm viêm bằng cách bôi ngoài da kể trên, người ta tiến hành thử nghiệm mức độ giảm đau trên người có viêm khớp dạng thấp. Kết quả giảm đáng kể mức độ đau của người bệnh sau 30 ngày, hiệu quả có thể tăng lên khi kéo dài thời gian sử dụng.
Giảm lo âu
Các cá nhân tiếp xúc với mùi thơm tinh dầu sả chanh trong thử nghiệm (ba và sáu giọt), đã giảm trạng thái lo lắng và căng thẳng, ngay sau khi điều trị. Mặc dù họ thể hiện một ít lo lắng đối với bài kiểm tra nhưng họ đã hoàn toàn hồi phục sau 5 phút.
Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu để làm rõ mối liên quan lâm sàng của sả chanh với điều trị lo âu.
Tinh dầu sả chanh giúp chống oxy hóa
Gốc tự do là phân tử, ion hay một nguyên tử có số một electron hay có số electron lẻ nên thường không ổn định, dễ dàng phản ứng với các phân tử khác trong tế bào. Gốc tự do gây ra nhiều bệnh lý mạn tính, đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể. Sử dụng các chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể.
Chiết xuất sả chanh đã được chứng minh là có tác dụng loại bỏ gốc tự do 1, 1-diphenyl-2-picryl-hydrazyl (DPPH), loại bỏ anion superoxide và ức chế của enzyme xanthine oxidase và quá trình peroxy hóa lipid trong hồng cầu người.
Hạ cholesterol máu, hạ đường huyết
Ngày nay, rối loạn mỡ máu và tăng đường huyết là vấn đề rất phổ biến. Nguyên do từ chế độ ăn, lối sống sinh hoạt của xã hội hiện đại. Đây là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh lý mạn tính, có thể nguy hiểm như đái tháo đường, xơ vữa động mạch, đột quỵ, … Mục tiêu điều trị đều hướng đến giảm chỉ số đường huyết, giảm tỷ lệ cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt.
Thử nghiệm trên chuột cho thấy tinh dầu sả chanh giúp làm giảm đường huyết đói, giảm cholesterol xấu gồm LDL – cholesterol, VLDL – cholesterol, tăng cholesterol tốt là chỉ số HDL – cholesterol. Tuy nhiên, tinh dầu lemongrass không có tác động nào lên Triglyceride máu. Kết quả này cho thấy, tinh dầu sả chanh có tiềm năng trong giảm mỡ máu và đường huyết.
Giảm tiêu chảy
Tiêu chảy là một vấn đề đáng lo ngại, có thể gây ra tình trạng mất nước. Thuốc tiêu chảy không kê đơn có thể đi kèm với các tác dụng phụ khó chịu như táo bón, khiến một số người chuyển sang các biện pháp tự nhiên.
Nước sắc từ thân cây sả chanh cho kết quả làm giảm lượng phân ở chuột thí nghiệm.
Lành vết loét dạ dày
Citral trong sả chanh ức chế bơm proton H + / K + -ATPase hoạt động ở dạ dày, giảm tiết acid dạ dày. Còn Geraniol thúc đẩy tác dụng lành vết loét, bảo vệ dạ dày khỏi tác động của rượu và acid. Như vậy, gợi ý sả chanh hỗ trợ trong điều trị bệnh lý dạ dày.
Cách sử dụng tinh dầu Sả chanh
Dùng để xua đuổi muỗi: Nhỏ 5-8 giọt tinh dầu sả chanh vào đèn xông tinh dầu hoặc máy khuếch tán tinh dầu để hương thơm bay khắp phòng, bạn cũng có thể dùng 1 bình xịt ở khu bếp hoặc nhà vệ sinh bằng cách pha loãng tinh dầu với nước theo tỉ lệ mùi hương yêu thích(do tinh dầu nguyên chất sẽ không tan trong nước nên bạn phải lắc đều trước khi xịt). Hoặc cũng có thể dùng cồn để thay thế nước.
Dùng để lau nhà, giúp làm sạch vi khuẩn: Cho một vài giọt tinh dầu sả chanh vào xô nước cuối lau nhà, tùy vào diện tích và độ yêu thích hương thơm đậm nhạt mà cho vào bao nhiêu giọt tinh dầu.
Dùng để làm sạch các đồ dùng trong nhà: Pha loãng tinh dầu sả chanh với nước và xịt lên các khu vực như bàn ăn, cửa kính, đồ da…các vật dụng bạn muốn làm sạch và dùng khăn lau các bề mặt, bạn sẽ thấy thật sự bất ngờ về khả năng làm sạch tuyệt vời của nó. Đối với các vết dầu mỡ, keo dán cứng đầu trên tủ lạnh, nồi cơm điện, lò vi sóng bạn hãy dùng tinh dầu sả chanh nhỏ trực tiếp lên khăn giấy và lau sạch. Đây là cách làm sạch cực kỳ an toàn so với các loại nước tẩy rửa công nghiệp trên thị trường.
Dùng để xoa bóp giảm đau cơ bắp: Pha loãng tinh dầu với một số loại dầu nền như dầu dừa, dầu oliu… rồi mát xa hoặc xoa bóp vào các bó cơ và vùng bị đau sẽ cảm thấy giảm đau đớn ngay tức khắc.
Dùng để hạ huyết áp, chứng đầy hơi: Cho một giọt tinh dầu sả chanh vào 1 lít trà hoặc 1 lít nước ấm để uống mỗi ngày 1 – 2 lần, phải đảm bảo loại tinh dầu bạn đang dùng thực sự tự nhiên, nguyên chất 100% mới có thể dùng được trong thực phẩm.
Làm mọc tóc và dưỡng tóc xơ chẻ ngọn: sau khi gội đầu nhỏ 2 giọt tinh dầu sả chanh (kết hợp thêm với 2 giọt tinh dầu hương nhu và 2 giọt tinh dầu vỏ bưởi để tăng hiệu quả) vào khoảng 20 ml – 30ml nước sạch thoa đều hoặc xịt hỗn hợp vào vùng da đầu bị hói, rụng tóc và cả mái tóc, nên massage chân tóc, da đầu khoảng 5 – 10 phút. Không xả nước làm trôi mất tinh dầu. Bạn sẽ thấy rất nhẹ đầu và thư thái do mùi hương tươi mát lưu lại trên mái tóc.
Khử mùi thuốc lá, xua đuổi muỗi: để mở nắp lọ tinh dầu sả chanh trong nhà vệ sinh sẽ khử hết mùi hôi, đuổi ruồi muỗi. Chấm 1 chút tinh dầu sả chanh vào quần áo, tay, chân sẽ tránh bị muỗi đốt (không áp dụng cách này với những ai có làn da nhạy cảm). Nên dùng đèn xông tinh dầu hoặc máy khuếch tán để khuếch tán tinh dầu tốt nhất trong phòng giúp khủ mùi thuốc lá, khử mùi phòng và đuổi muỗi tốt hơn.
Pha dầu massage hoặc pha vào nước tắm: Tinh dầu Sả chanh có thể hỗ trợ trị bệnh da sần vỏ cam, vấn đề tiêu hóa, làm thuốc lợi tiểu, các bệnh nhiễm trùng, căng thẳng, giãn dây chằng. Vì vậy bạn có thể pha vài giọt tinh dầu sả chanh tùy vào vùng bạn muốn massage, 1 phần cơ thể hay toàn thân với dầu nền (dầu dừa, dầu oliu…), sau đó massage nên da. Hoặc pha cùng nước để tắm, ngâm bồn tắm.
Dùng cùng kem hoặc kem dưỡng da: Khi được thêm vào một loại kem hoặc kem dưỡng da, tinh dầu Sả chanh giúp làm hết da sần vỏ cam, cũng như cân bằng da, làm thoáng lỗ chân lông bị bít và giúp giảm mụn trứng cá. Khử trùng rất hữu ích trong việc điều trị chân của vận động viên bị xây xát và, cũng khử trùng và góp phần điều trị hiệu quả trong một số trường hợp bị nhiễm nấm.
Dùng để xông sau khi cảm, sốt, ốm: 2 giọt tinh dầu vỏ chanh, 2 giọt tinh dầu sả chanh, 1 giọt tinh dầu hương nhu, 2 giọt tinh dầu vỏ bưởi, 1 giọt tinh dầu hoắc hương, cho vào nồi nước xông hơi nóng, trùm kín người và hít để vã mồ hôi toàn cơ thể, bạn sẽ thấy rất nhẹ người.
Lưu ý an toàn khi sử dụng tinh dầu sả chanh
Bạn nên kiểm tra khả năng dị ứng ở vùng da nhỏ trước khi sử dụng toàn bộ da trên cơ thể. Điều này sẽ giúp bạn biết da của bạn phản ứng như thế nào với tinh dầu này. Đây là cách thực hiện:
Rửa cẳng tay bằng xà phòng nhẹ, không mùi, sau đó lau khô vùng da đó.
Nhỏ một vài giọt tinh dầu đã pha loãng vào một vùng da nhỏ trên cánh tay của bạn.
Che lại bằng băng gạc sạch, sau đó đợi 24 giờ.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu khó chịu nào trong vòng 24 giờ, như mẩn đỏ, phồng rộp hoặc kích ứng, thì bạn không hợp với tinh dầu này. Hãy rửa sạch da bằng xà phòng nhẹ và nước.
Nếu bạn không cảm thấy khó chịu sau 24 giờ, tinh dầu đã pha loãng có thể an toàn để sử dụng.
Các tác dụng phụ của tinh dầu sả chanh đậm đặc chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Ở một số người, nếu dị ứng với cây sả chanh tự nhiên thì nên cân nhắc và kiểm tra trước khi dùng tinh dầu.
Cần thận trọng khi sử dụng sả chanh nếu đang mắc bệnh tiểu đường hoặc lượng đường trong máu thấp, người đang có bệnh hen suyễn, bệnh gan, đang hóa trị, đang mang thai, đang cho con bú. Bạn không nên sử dụng tinh dầu sả chanh để thay thế cho phương pháp điều trị thông thường, trừ khi có sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ.
Cây sả chanh và tinh dầu thiên nhiên của nó ngày nay được sử dụng phổ biến. Tinh dầu này tương đối an toàn, hứa hẹn những tác dụng điều trị trong tương lai. Tuy nhiên, cần thận trọng sử dụng và liều lượng trên một số đối tượng đặc biệt.
Thành phần: Tinh dầu Sả chanh nguyên chất được chiết xuất hoàn toàn từ lá, thân và củ cây Sả chanh trồng chủ yếu tại tỉnh Ninh Bình và Quảng Trị.
Tác dụng:
› Xông phòng có tác dụng khử mùi.
› Xông hơi có tác dụng thư giãn cơ thể, sảng khoái.
› Ngoài ra còn có tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả.
Cách sử dụng:
› Đuổi muỗi, giảm căng thẳng, thư giãn cơ thể: Cho 3-5 giọt tinh dầu sả chanh vào đèn xông tinh dầu hoặc máy khuếch tán. Tinh dầu Sả chanh Sinh Dược nguyên chất, có thể sử dụng được cho phòng có em bé hoặc mẹ mới sinh. Có thể xịt trực tiếp tinh dầu lên quần áo của bé để phòng và xua đuổi muỗi.
› Xông khử mùi: Sử dụng 3-5 giọt tinh dầu cho vào đèn xông tinh dầu hoặc máy khuếch tán để khử các mùi thuốc lá, ẩm mốc hoặc mùi khó chịu khác…
› Giảm triệu chứng chóng mặt đau đầu, tăng tập trung, tỉnh táo: Xông hơi, sử dụng đèn xông tinh dầu, hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu vào khăn giấy rồi hít nhẹ.
Lưu ý khi sử dụng?
› Bảo quản nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp, để xa nguồn nhiệt.
› Không được uống.
› Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc.
Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS:TD2016/SDC
Thể tích: 5ml
Hạn sử dụng: 03 năm kể từ ngày sản xuất. Ngày sản xuất in trên bao bì
Đơn vị sản xuất: HTX Sinh Dược, Xóm 4, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Số điện thoại 0971.831.771.
Đơn vị cung cấp sản phẩm: Sao Sa, địa chỉ: Số 90 phố Phượng Trì, Thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội. Số điện thoại 0943.140.697 hoặc 0243.712.3636.